CỒN SƠN ĐỊA DANH LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỘC ĐÁO Ở CẦN THƠ - Du lịch Việt Nam và những nơi khác trên thế giới

Tin nóng

Home Top Ad

Post Top Ad

Monday, July 26, 2021

CỒN SƠN ĐỊA DANH LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỘC ĐÁO Ở CẦN THƠ

 Sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi, bạn muốn thư giản và đi du lịch Miền Tây môt chuyến để có trải nghiệm mới về cuộc sống Miền Tây thì Cồn Sơn Cần Thơ là một điểm đến lý tưởng cho bạn. Nét đẹp hoang sơ của cồn Sơn được ví như viên ngọc quý giữa phố thị và với loại hình du lịch cộng đồng, cồn Sơn đã tạo nên bản sắc mới cho ngành du lịch Cần Thơ. Được thiên nhiên ưu đãi với cây trái xum xuê, cá tôm dồi dào, đến đây du khách có thể hòa mình với thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống giản dị của người dân Nam Bộ.

Cồn sơn là một vùng đất nổi giữa sông Hậu, hay người ta còn gọi là cù lao. Cồn Sơn thuộc Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ. Theo như bản đồ của Pháp năm 1949-1950 lưu lại, thì Cồn Sơn có tên “cù lao Trà Nóc”; lại có tài liệu gọi là Cồn Linh vì thời xa xưa, Bình Thủy bị nạn dịch bệnh hoành hành, nhiều xác chết trôi sông tấp vào, được người dân chôn cất, sau đó xuất hiện nhiều hiện tượng lạ, cho rằng, những người chết trôi linh ứng nên gọi tên là Cồn Linh. Đến đời vua Tự Đức thứ 5 (1852), quan tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt ngồi thuyền đi tuần trên sông Hậu, vừa đến Cồn Linh thì gặp trận cuồng phong. Tuần phủ hỏi các bô lão cần nơi tránh nạn thì được chỉ tìm đến cù lao có “ngọn rạch bình yên, không hề có sóng to gió lớn. Hoa màu thịnh vượng, dân lạc nghiệp an”. Tuần phủ ưng lòng đặt tên vùng này là Bình Thủy, có cù lao Cồn Sơn nằm ngang. Còn theo những người cao niên trên cồn thì từ trước năm 1930, cù lao này, trước đó có tên gọi Cồn Linh; dần về sau mọc rất nhiều cây sơn. Cái tên Cồn Sơn được đặt nên bởi lý do thế. Những cây sơn được khai thác nhựa cây dùng để sơn son thiếp vàng đồ nội thất bằng gỗ. Nghề truyền thống ban đầu chính là khai thác nhựa cây sơn và làm gỗ. Dần về sau nghề này trở nên mai một dần. Người dân bắt đầu chuyển sang trồng cây ăn trái và nuôi bè cá.

Cồn Sơn có diện tích khoảng 70 hec ta đất đai màu mỡ, phù sa bồi đắp quanh năm, những vườn cây xanh mướt. Đặc biệt người dân xứ cồn thật thà, chất phác, dễ mến lại vô vùng hiếu khách, nhiệt tình mang đến sự gần gũi thân thương làm say lòng bất kỳ du khách khó tính nào khi đến thăm nơi đây.

Cách đất liền không xa, nhưng Cồn Sơn có không gian hoàn toàn khác biệt. Du khách như bước vào một thế giới khác, yên tĩnh và trong lành với vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc tựa thời mở cõi.

Ở nhà vườn Song Khánh, du khách lại được hướng dẫn cách “bón cơm” cho cá.. Sang nhà vườn Công Minh, du khách lại được học cách nổ bỏng, tham quan cách làm mắm và được trực tiếp chủ nhà… Đặc sản của Cồn Sơn phải kể đến “cá lóc nhảy” nằm ngay trong một nhà vườn. Để cá có thể biểu diễn, chủ vườn phải hình thành cho chúng phản xạ với âm thanh, bằng cách chia nhỏ thức ăn hằng ngày, mỗi lần cho ăn là dùng kẻng gõ. Hoạt động này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến đàn cá hàng nghìn con tung mình lên không trung như “nhảy” để đớp mồi mỗi khi nghe thấy tiếng động

Đến Cồn Sơn, du khách sẽ có cảm giác như đi giữa màu xanh bất tận. Màu xanh từ những dải lục bình, rặng bần ven sông; màu xanh từ những vườn cây ăn trái và vườn rau của các hộ dân. Tận hưởng những phút giây thư giản tuyệt vời, hít thở bầu không khí trong lành mát mẻ không ồn áo khói bụi.
Đất đai trên cồn quanh năm phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, cây trái tươi tốt quanh năm, nơi đây là xứ sở của chôm chôm, vú sữa, dâu Hạ Châu…Mùa có nhiều trái cây chín nhất là khoảng tháng 3-4-5 Âm lịch. Cái cảm giác được thưởng thức trái cây do chính tay mình hái ngay tại vườn thật sự tuyệt vời, bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ hương vị thơm ngon, giòn giòn, tươi mát của nó. Và thực sự hối tiếc nếu bạn không mua ít trái cây về làm quà cho người thân hay bạn bè bới hiếm có dịp mua được trái cây với chất lượng tuyệt ngon, an toàn không hóa chất cùng giá cả cực rẻ ngay tại vườn.

Khi du lịch Cần Thơ đến thăm Cồn Sơn, du khách còn được cùng gia chủ làm các món bánh nổi tiếng của người dân miền Tây như: bánh khọt, bánh xèo, bánh kẹp nướng, bánh in,…

Bạn có thể tham gia vào mọi công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu, nhào bột, tự tay chế biến ra những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt đậm chất Nam Bộ. Sau khi làm bánh, khách ngồi chờ vài phút để hấp, luộc rồi thưởng thức. Mỗi mâm bánh mang ra cho khách có đủ loại, màu sắc, được trình bày đẹp mắt. Bánh miền Tây có điểm chung là chế biến đơn giản, tận dụng nguyên liệu địa phương và thơm mùi cốt dừa. Bạn sẽ cảm nhận được cả vị ngọt và mặn, tuỳ từng loại bánh.
Ngoài ra du khách còn được trải nghiệm cuộc sống của nông dân qua các hoạt động: câu cá, mò cua, bắt ốc, tát mương bắt cá… Sau nhiều giờ lặn ngụp, lấm lem bùn đất, thành quả thu được là những con cá đồng (cá lóc, rô phi, cá trê…) giãy đành đạch, khiến không ít người vui sướng. Từ thành quả này, du khách có thể cùng người dân chế biến tại chỗ với nguyên liệu sẵn có trong vườn, thành những món đồng quê tuyệt vời như: cá nướng rơm hay bẹ chuối, ốc nướng.

 Đến Cồn Sơn, du khách đừng quên thưởng thức đặc sản địa   phương tại nhà vườn của người dân. Các món ăn được chế   biến từ những sản vật ngay tại cồn. Điều đặc biệt là trong bữa   ăn các món ăn là do nhiều hộ tự nguyện mang đến một món   ăn mà mình nấu ngon nhất. Ví như món ếch xào nhà Chính   Nhỏ; món cua đồng, cá lóc nướng trui từ nhà vườn Song   Khánh; món lẩu ốc, bồ câu nước dừa từ nhà vườn Năm   Công; món bánh xèo, bánh khọt từ nhà chị Minh, món cá tai   tượng từ nhà chị Năm….

 Sau bữa ăn, du khách nghỉ ngơi trên những chiếc võng   mắc trong vườn , thả hồn theo gió mây. Vừa đu đưa,   vừa lắng nghe chim hót, cũng là một cái thú khó tìm ở   chốn phố thị.

 Một điều đặc biệt ở đây đó chính là bạn có thể tham   quan vườn cò, tận mắt nhìn thấy hàng trăm cò trắng,   cò đen bay từng đàn ở đầu Cồn Sơn khi hoàng hôn   buông xuống. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm một   khung cảnh bình yên và khoảng thời gian nghỉ ngơi   giữa không gian thoáng mát và yên tĩnh của vùng quê   Cần Thơ.

No comments:

Post a Comment

Post Bottom Ad

Trang